Hiện tại, CodeIgniter framework đã có phiên bản 4 với nhiều cải tiến và thay đổi đáng chú ý. Phiên bản 4 của CodeIgniter chỉ hỗ trợ PHP 7.2+ nên nếu các bạn đang có ý định sử dụng CodeIgniter 4 để phát triển website thì phải lưu ý vấn đề này. Mặc dù có nhiều sự thay đổi về kiến trúc nhưng đối với các bạn lập trình viên thì phiên bản 4 cũng không có nhiều sự thay đổi trong cách sử dụng so với phiên bản 3 nên các bạn có thể dễ dàng chuyển sang sử dụng phiên bản CodeIgniter 4.
Điều này dễ dàng thấy được ở các helper, trong CodeIgniter 4 thì helper vẫn giữ vai trò và kiến trúc như ở các phiên bản trước đây. Bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo ra một helper đơn giản và cách sử dụng nó trong CodeIgniter 4.
Nếu các bạn chưa biết thì helper trong CodeIgniter chỉ đơn thuần là một tập tin chứa những hàm chức năng thực hiện những nhiệm vụ gì đó chứ không có gì đặt biệt. Chính vì vậy, việc tạo ra một helper trong CodeIgniter cũng đơn giản, các bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây.
Trước tiên helper là một tập tin PHP được đặt trong thư mục app/Helpers, ví dụ tôi tạo helper tên là My Helper thì tôi phải tạo tập tin my_helper.php trong thư mục app/Helpers với nội dung như sau:
<?php if (!function_exists('do_something')) { function do_something() { //Thực hiện chức năng nào đó } }
Bây giờ, trong controller các bạn có thể nạp My Helper để sử dụng như sau:
helper('my');
Trên đây chỉ là một ví dụ đơn giản để tạo ra một helper trong CodeIgniter 4, các bạn có thể xem tất cả các helper do CodeIgniter 4 cung cấp sẵn tại địa chỉ https://codeigniter4.github.io/userguide/helpers/index.html cũng như tìm hiểu thêm về cách sử dụng helper tại địa chỉ https://codeigniter4.github.io/userguide/general/helpers.html.
Chúc các bạn thành công !