• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar

Thủ thuật thiết kế website

Chia sẻ kinh nghiệm thiết kế website

  • Trang chủ
  • Joomla
    • Thủ thuật Joomla
    • Joomla Extensions
    • Joomla Themes
  • WordPress
    • Thủ thuật WordPress
    • WordPress Plugins
    • WordPress Themes
  • Web Development
    • HTML/CSS
    • Javascript
    • PHP
  • PHP Framework
    • Codeigniter
    • Laravel
    • Laminas
  • App Developer
    • React Native
    • Flutter
  • SEO
  • Chia sẻ
  • Phần mềm
Bạn đang ở:Trang chủ / PHP Framework / Codeigniter / [Codeigniter 3] Codeigniter Framework là gì? Cách cài đặt và sử dụng Codeigniter

[Codeigniter 3] Codeigniter Framework là gì? Cách cài đặt và sử dụng Codeigniter

22/04/2021 - admin Để lại bình luận

Một trong những Framework được sử dụng để xây dựng website bằng ngôn ngữ lập trình PHP đó là Codeigniter Framework. Với nhiều ưu điểm nổi bật Codeigniter được các lập trình viên ưa chuộng sử dụng trong phát triển web hiện nay. Vậy Codeigniter là gì hãy cùng Quách Quỳnh tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Codeigniter Framework là gì?

Codeigniter viết tắt CI là Framwork được xây dựng theo mô hình MVC (Model-View-Controller) gồm các thư viện sẵn có viết bằng ngôn ngữ PHP bởi Ellislab với phiên bản đầu tiên phát hành vào 28/02/2006.

Đây là nền tảng ứng dụng web (web application framework) mã nguồn mở (Theo Wikipedia) được dùng để xây dựng các ứng dụng web động tương tác với PHP.

Với Codeigniter các Web developer hoàn toàn có thể xây dựng trang web nhanh chóng dễ dàng mà không phải viết những đoạn code PHP hỗn tạp gây khó khăn khi sử dụng.

Bên cạnh đó chúng ta có thể thực hiện các công việc liên quan đến cơ sở dữ liệu (Database), upload file, xử lí ảnh, tạo session và cookies tiết kiệm thời gian.

Ưu điểm của Codeigniter

Đây là Framework có dung lượng khá nhỏ chỉ khoảng 2MB khi download về máy tính vì thế bạn sẽ không phải lo ngại về việc chiếm dung lượng ổ đĩa trong máy tính.

Thứ hai đó là tốc độ khá nhanh. Tốc độ là yếu tố cần chú trọng đầu tiên trong thiết kế website vì vậy Codeigniter hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này.

Thứ ba đó là bảo mật cao. Bảo mật thông tin luôn cần thiết với mọi trang web, khi sử dụng Codeigniter bạn sẽ không phải lo ngại vấn đề tấn công XSS, SQL Injection.

Thứ tư đó là hoàn toàn miễn phí. Lập trình viên có thể tự do thay đổi và phát triển theo ý muốn bởi vì đây là mã nguồn mở.

Hướng dẫn cài đặt CodeIgniter Framework

Để giúp học bạn Codeigniter Framework hiệu quả hơn hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:

Truy cập vào trang web https://codeigniter.com/ để tải phiên bản mới nhất của CI. Sau khi tải về bạn copy và giải nén vào thư mục htdocs (Đọc thêm bài viết: Hướng dẫn cài đặt XAMPP để tạo localhost).

Tiếp theo bạn đổi tên CodeIgniter-3.1.11 thành thư mục theo ý của bạn cho dễ nhớ là được. Mình sẽ đặt là home đi chẳng hạn.

Bước tiếp theo bạn sẽ copy toàn bộ file trong CodeIgniter-3.1.11 cho vào thư mục home

Oke xong xuôi anh em sẽ dán link localhost/home lên trình duyệt để chạy xem kết quả.

Như vậy là xong rồi đấy. Để thay đổi hiển thị bạn vào thư mục application/views/ mở file welcome_message.php bạn sẽ thay đổi ở file này nhé!

Tìm hiểu cấu trúc thư mục của Codeigniter

application: thư mục này rất quan trọng, nó chứa toàn bộ thư viện cần thiết để xây dựng trang web.

config: thư mục chứa toàn bộ cầu hình website, cấu hình database, đường dẫn,ngôn ngữ…

controller: thư mục chứa các file xử lý dữ liệu

core: khi muốn mở rộng các chức năng của controller, loader, router… bạn có thể tạo ra các lớp mới để kế thừa

models: thư mục viết các model của hệ thống (làm việc với CSDL)

views: thư mục nơi chứa các views (hiển thị dữ liệu ra trình duyệt)

hooks: tìm hiểu sau

helpers: chứa các helpers (các hàm tự xây dựng)

third_party: gồm các thư viện ngoài

Để hiểu hơn về cách thức hoạt động Codeigniter xem ví dụ sau:

Trong application/views mọi người sẽ tạo ra 1 file là blog.php với nội dung:

<?php
echo "Hello World";
?>

Tiếp theo bạn mở thư mục application/controllers mở file Welcome.php sửa lại đoạn

$this->load->view(‘welcome_message‘); thành (‘blog‘)

Code đầy đủ:

<?php
defined('BASEPATH') OR exit('No direct script access allowed');
class Welcome extends CI_Controller {
public function index()
{
   $this->load->view('blog');
}
}

Oke bây giờ load lại localhost/home xem kết quả có gì thay đổi không nhé!

Lời kết: Bạn chắc chắn sẽ thích thú khi sử dụng Codeigniter bởi nó giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc dựng trang web. Qua bài viết này hi vọng bạn đã phần nào hiểu được cấu trúc và cách sử dụng Framework này rồi.

Nguồn : https://quachquynh.com

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Sidebar chính

LỜI NGỎ

Đây là blog cá nhân, cung cấp các thông tin, kiến thức và kinh nghiệm về lập trình và cuộc sống. Những bài viết được mình sưu tập từ nhiều nguồn, mọi chi tiết liên quan đến bản quyền xin vui lòng liên hệ qua email kairu2607@gmail.com ! Cám ơn rất nhiều.

Tìm kiếm

Thủ thuật Wordpress

Hướng dẫn tạo shortcode menu trong WordPress

Chia sẻ theme JNews phiên bản mới nhất cập nhật thường xuyên

Tổng hợp các trường dữ liệu leech truyện với theme Madara

Chức năng theo dõi đơn hàng cho Woocommerce

Thay đổi cách hiển thị thông tin tài khoản ngân hàng của Woocommerce

Hướng dẫn thêm trường yêu cầu xuất hóa đơn VAT vào Woocommerce

Hướng dẫn thêm trạng thái sản phẩm trong Woocommerce

Codeigniter Framework

[CodeIgniter 4] Codeigniter 4 Remove Public and Index.php From URL

[CodeIgniter 4] How to upload Codeigniter 4 website on share hosting?

Sửa lỗi website Codeigniter 2.x không chạy được với PHP 7.x

[CodeIgniter 4] Sử dụng cURL trong CodeIgniter 4

[CodeIgniter 4] Sử dụng cache để tăng tốc website trong CodeIgniter 4

[CodeIgniter 4] Xử lý hình ảnh chuyên nghiệp trong CodeIgniter 4

[CodeIgniter 4] Hướng dẫn gửi mail trong CodeIgniter 4

Dịch vụ Thiết Kế Website

Laravel

Cách Bảo Mật Đơn Giản Trong Laravel Bằng Ẩn Config Quan Trọng

Tạo Desktop Notification đơn giản và dể hiểu

Vime thư viện HTML5 Player vừa đẹp mà vừa ngon

Laravel domPDF cách tùy biến Font chữ bất chấp mọi thể loại

Laravel JetStream

Cung cấp dữ liệu quốc gia và ngôn ngữ khác trong Laravel

Phần mềm hay

Hướng dẫn tắt Gatekeeper (Bật tùy chọn Anywhere) sửa lỗi “damaged and can’t be opened. You should move it to the Trash”

Cài lại macOS trên Mac Silicon (M1) “sạch trơn” bằng macOS Recovery

Cách vào Recovery [Startup Options] trên Mac dùng chip Apple Silicon [M1]

Hướng dẫn tắt System Integrity Protection (SIP) để chạy App Cr4ck

Remote System Explorer (SSH, Telnet, FTP and DStore protocols)

Copyright © 2023 · Metro Pro on Genesis Framework · WordPress · Đăng nhập

wpDiscuz